Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc vận hành máy móc thiết bị đã trở nên đơn giản hơn xưa rất nhiều. Trong đó, tủ điện điều khiển PLC là một ví dụ minh chứng cho điều này. Các dịch vụ nhận viết chương trình PLC cũng từ đó phát triển theo.

Nhờ vào sự ra đời của các sản phẩm tự động hóa, quá trình vận hành máy móc không còn tốn nhiều nhân sự và làm thủ công như trước. Điều này nhằm hạn chế được rủi ro đến người lao động và cải mang lại hiệu quả công việc cao hơn. Đến nay, việc vận hành các loại máy móc, thiết bị, máy bơm đều đã được tự động hóa hoàn toàn, với sự góp mặt của sản phẩm tủ điều khiển PLC.

PLC là gì? 

PLC là tên viết tắt của dòng chữ Programmable Logic Controller (Có thể hiểu một cách đơn giản trong tiếng việt là: Thiết bị điều khiển cho phép người dùng lập trình).

Trong quá khứ các bộ điều khiển chỉ được sản xuất ra để phục vụ riêng cho một mục đích điều khiển và không thể thay đổi (Hay còn gọi là điều khiển kết nối cứng), điều này đã tạo ra những hạn chế và nhược điểm vô cùng lớn trong việc lập trình điều khiển nên bộ điều khiển Login khả trình đã được ra đời (PLC). Thông qua bộ điều khiển PLC, người dùng hoàn toàn có thể thay đổi thuật toán điều khiển thông qua việc lập trình PLC (Viết bằng ngôn ngữ lập trình)

các loại PLC trên thị trường

Hiện nay trên toàn thế giới có một hãng sản xuất PLC rất nổi tiếng và được nhiều công ty trên thế giới sử dụng: Siemens (Đức), Omron và Mitsubishi (Nhật Bản), Delta (Đài Loan). Tại Việt Nam dòng PLC của Siemens và Mitsubishi là phổ biến nhất và được đưa vào chương trình đào tạo của các trường kỹ thuật.

Chức năng của PLC

PLC có một số chức năng chính sau:

–  Điều khiển đóng ngắt (On/Off): được sử dụng trong việc đóng mở bơm, motor, động cơ …

–  Điều khiển đếm (Counter): Được sử dụng điều khiển đếm số lượng

–  Điều khiển theo thời gian (Timer): điều khiển đóng mở theo thời gian, chạy đảo tuần tự.

–  Điều khiển biến đổi tần số (PID): điều khiển yêu cầu cao, biến đổi tần số để phục vụ các ngành xử lý nước, xử lý nước thải, điều khiển motor, động cơ …

viết chương trình PLC

Ngoài chức năng điều khiển tự động tại chỗ như trên, tủ điện điều khiển PLC còn được kết nối với hệ thống giám sát và điều khiển từ xa SCADA để giám sát và điều khiển máy bơm, động cơ. Chức năng này rất ưu việt khi sử dụng trong các ngành hóa chất độc hại hay các khu vực nguy hiểm như hầm lò …

Ưu điểm và nhược điểm của PLC

Ưu điểm:

  • Bộ điều khiển PLC chống nhiễu tốt, đáng tin cậy trong môi trường công nghiệp.
  • Đáp ứng các giải thuật phức tạp, độ chính xác cao.
  • Gọn nhẹ, lắp đặt dễ dàng.
  • Thay thế hoàn toàn mạch điều khiển relay thông thường, dễ dàng đáp ứng mọi yêu cầu điều khiển.
  • Hỗ trợ các chuẩn mạng truyền thông công nghiệp, tạo sự kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị trong và ngoài nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn công nghiệp 4.0.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao: Chi phí sản phẩm cao hơn so với chi phí mạch relay thông thường. Tuy nhiên, hiện nay thị trường VN đã có mặt rất nhiều hãng PLC của Đức, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc… dẫn đến giá thành cạnh tranh hơn so với trước.
  • Chi phí phần mềm lập trình: Chi phí mua licence phần mềm lập trình tùy thuộc vào hãng sản xuất. Hiện nay có 2 dạng: hãng sản xuất cho phép sử dụng miễn phí và hãng sản xuất yêu cầu mua licence.
  • Yêu cầu người sử dụng có kiến thức về lập trình PLC: Để thiết bị PLC đáp ứng tốt trong điều khiển, người sử dụng cần có kiến thức căn bản về lập trình PLC

Cách viết chương trình PLC

  • Bước 1: tìm hiểu kỹ yêu cầu công nghệ trong bước này, người lập trình phải tìm hiểu kỹ cấc yêu cầu công nghệ và phải bổ sung được các yêu cầu còn thiếu.
  • Bước 2: liệt kê đầy đủ các cổng vào ra, các cổng dự trữ, cần thiết khi phát triển hệ thống và chọn PLC có số đầu vào ra lớn hơn hoặc bằng theo yêu cầu.
  • Bước 3: phân cổng vào ra cho PLC về nguyên tắc nên tuân thủ các nguyên tắc để thuận tiện cho việc lập trình, theo dõi kiểm tra phát hiện lỗi như sau :
    – Phân cổng vào ra theo chức năng yêu cầu: ví dụ đầu vào đếm tốc độ cao, đầu vào Analog, đầu vào logic, phải đúng với các đầu vào chức năng của PLC
    – Phân cổng vào ra có dụng ý: theo tên gọi, hoặc theo trình tự tác động để tận dụng được các khả năng tín hiệu hoá của PLC để có thể dễ theo dõi phát hiện lỗi và dễ lập trình.
  • Bước 4: dựng lưu đồ chương trình
  • Bước 5: dịch lưu đồ sang giản đồ
  • Bước 6: lập trình giản đồ thang vào PLC
  • Bước 7: chạy mô phỏng kiểm tra chương trình
    – Phải tạo ra tập tín hiệu thử tương tự thực tế đưa vào đầu vào PLC
    – Xem kết quả đầu ra trên PLC và trên phần mềm mô phỏng. So sánh với lý thuyết.
    Nếu chương trình sai thì ta sửa chương trình và quay lại bước 7
    Nếu chương trình đúng ta tiếp tục sang bước 8
  • Bước 8: kết nối PLC với thiết bị thực.
  • Bước 9: phải kiểm tra chắc chắn phần ghép nối theo đúng sơ đồ nguyên lý, đảm bảo phần nguồn cấp được thực hiện đúng đảm bảo chắc chắn điện áp nguồn cấp phải đúng với sơ đồ nguyên lý, yêu cầu để đảm bảo không gây nguy hiểm cho thiết bị.
  • Bước 10: chạy toàn bộ hệ thống theo các bước sau:
    – Đảm bảo chắc chắn hệ thống nối đúng
    – Đảm bảo chắc chắn hệ thống cơ khí, thuỷ lực khí nén chạy được.
    – Chạy nhắp.
    – Chạy bán tự động.
    – Chạy tự động toàn hệ thống.
    Nếu chương trình sai thì ta sửa chương trình và quay lại bước 10
    Nếu chương trình đúng thì ta sang bước 11
  • Bước 11: bàn giao và lưu trữ chương trình.

Dịch vụ viết chương trình PLC theo yêu cầu

Dịch vụ bảo trì điện nước NT Automation cung cấp tủ điện điều khiển PLC theo yêu cầu khách hàng, nhận tư vấn, thiết kế, thi công tủ điều khiển lập trình PLC cho nhà máy, công trình.

Quý khách có nhu cầu lắp đặt tủ điện, viết chương trình PLC hãy liên hệ ngay với chúng tôi để kỹ thuật nhận yêu cầu, tư vấn báo giá tốt nhất, đảm bảo cung cấp đúng yêu cầu tủ điều khiển mà quý khách cần.

Quy trình viết chương trình PLC theo yêu cầu

Khi nhận yêu cầu viết chương trình PLC, chúng tôi luôn thực hiện theo các bước cơ bản dưới đây. Điều này có thể giúp khách hàng yên tâm khi đặt niềm tin khi lựa chọn đơn vị thi công:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về nguyên lý hoạt động của hệ thống.
  • Bước 2: Báo giá chi tiết loại PLC cần sử dụng cụ thể.
  • Bước 3: Lên ý tưởng và phương pháp lập trình.
  • Bước 4: Tiến hành viết chương trình.
  • Bước 5: Mô phỏng trên phần mềm.
  • Bước 6: Tiến hành nạp chương trình và test thử.
  • Bước 7: Kiểm tra khả năng đáp ứng của chương trình với yêu cầu của khách hàng.
  • Bước 8: Bàn giao chương trình cho khách hàng nghiệm thu.

DỊCH VỤ BẢO TRÌ ĐIỆN NƯỚC NT Automation

Địa chỉ: Tân Lập – Cam Thành Bắc – Cam Lâm – Khánh Hòa

Điện thoại: 0326662030 – 0393729654 

Email: Tungn6191@gmail.com  

Website: www.kythuatdiennuoc247.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.