Tủ điện công nghiệp được sử dụng hầu hết cho các nhà máy, nhà xưởng, khu công nghiệp, trung tâm thương mại… những nơi có hệ thống điện 3 pha. Tủ điện có thể lắp đặt ở trong nhà, ngoài trời và các môi trường biển, vì vậy việc thiết kế lắp đặt cần đảm bảo các tiêu chuẩn ở những môi trường khác nhau. Các đơn vị chuyên thiết kế tủ điện công nghiệp cần phải khảo sát và đảm bảo các tiêu chí sử dụng.

Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp là tủ lắp các thiết bị điện công nghiệp, có sự kết nối với nhau bằng dây điện, jump, thanh đồng. Và tủ điện công nghiệp được nối theo bản vẽ thiết kế, để phân phối hoặc điều khiển theo yêu cầu riêng của từng loại tủ điện. Vì thế, việc thiết kế, lắp đặt tủ phải đảm bảo tiêu chuẩn quyết định đến sự an toàn cho con người và dây truyền máy móc hoạt động.

Tủ điện công nghiệp bao gồm các thiết bị thuộc nhóm dưới đây:

  • + Thiết bị đóng cắt: Máy cắt khí (ACB); Aptomat khối (MCCB); Aptomat chống giật (RCCB, RCBO); Aptomat nhánh (MCB); Contactor (MC); Rơ le nhiệt (MT).
  • + Thiết bị điều khiển: Bộ điều khiển PLC; Bộ phao báo mức; Bộ nguồn; Rơ le thời gian, rơ le trung gian, rơ le chốt;Cầu chì hạ thế; Màn hình điều khiển, cài đặt, giám sát (HMI);  Nút nhấn, đèn báo, chuyển mạch.
  • + Thiết bị đo lường: Biến dòng hạ thế; Công tơ; Đồng hồ Volt, Ampe; Chuyển mạch Volt, Ampe.
  • + Thiết bị bảo vệ: Bộ bảo vệ quá dòng;  Bộ bảo vệ chạm đất; Bộ bảo vệ mất pha, quá áp, thấp áp; Bộ chống sét.
  • + Vật tư phụ kiện khác: Bộ tản nhiệt, làm mát tủ (quạt gió, điều hòa); Đồng thanh cái kết nối;Công tắc hành trình cửa, đèn chiếu sáng tủ điện; Cầu đấu động lực, cầu đấu điều khiển; Máng đi dây; ; Công tắc nhiệt độ điều khiển quạt gió Thanh cài, gá thiết bị; Nhãn tên thiết bị; Dây điện; Đầu cốt, dây thít, mica, ruột gà,…

Tủ điện có thể được làm từ tấm kim loại hoặc composit với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Trong các ứng dụng thông thường, tủ điện thường được sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn với các màu sắc khác nhu tùy theo lĩnh vực sử dụng hoặc yêu cầu của thiết kế.

Các loại tủ điện công nghiệp phổ biến hiện nay

Phân loại các loại tủ điện phổ biến, tùy theo chức năng, cấu tạo và mục đích sử dụng tủ điện có thể phân ra các loại tủ điện phổ biến sau đây:

Tủ điện phân phối tổng MSB

Tủ MSB (Main Distribution Switchboard) là loại tủ được lắp đặt ngay sau các trạm hạ thế (từ 15kV xuống 380VAC), chức năng chính của tủ là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải. Dòng điện định mức có thể đến 6300A.

Tủ điện được thiết kế nhiều ngăn, mỗi ngăn tủ được thiết kế với chức năng riêng biệt như: ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS, giám sát từ xa thông qua GPRS…. Tủ điện được thiết kế và lắp ráp theo tiêu chuẩn IEC60439-1, áp dụng cấp bảo vệ IP42 cho tủ đặt trong nhà và IP54 cho tủ đặt ngoài trời.

Tủ điện phân phối tổng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là thành phần quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Tủ điện này được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, Nó được đặt sau các trạm hạ thế và trước các tủ điện phân phối (DB).

Tủ điện phân phối DB

Tủ DB (Distribution Board) là tủ phân phối được sử dụng trong các mạng điện hạ thế. Vị trí của tủ thường là sau các tủ phân phối tổng (MSB) tại các nút. Dòng điện định mức có thể đến 1000A, cung cấp điện cho 1 nhóm thiết bị hoặc thiết bị đầu cuối (máy bơm, động cơ, máy móc…). Nó là loại tủ nhỏ nhất, nó đặt gần các phụ tải, bên trong tủ chỉ bao gồm MCB/RCCB, đèn báo pha, cầu chì. Một số tủ đặc biệt có gắn đồng hồ kWh, Amper kế, Volt kế, bảo vệ mất pha, tụ bù…

Tủ phân phối DB thường lắp đặt tại phòng vận hành của các công trình công nghiệp, nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, chung cư…

Tủ chuyển nguồn tự động ATS

Tủ điện chuyển nguồn tự động ATS được sử dụng ở những nơi có phụ tải đồi hỏi phải cấp điện liên tục, để cấp điện cho tải khi có sự cố phía nguồn lưới thường dùng là nguồn dự phòng là máy phát điện. Trong trường hợp tủ điện ATS có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn cung cấp từ lưới sang nguồn dự phòng để cấp điện trở cho nguồn tải hoạt động. Tủ điện ATS được sử dụng ở các khu công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, cảng, sân bay…

Tủ điện bù công suất cosφ

Tủ điện bù công suất phản kháng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế, ứng dụng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao, nó thường lắp đặt tại phòng kỹ thuật của các tầng, phòng kỹ thuật của các thiết bị và tại khu vực trạm máy biến áp hay các công trình công nghiệp và dân dụng .Tủ tụ bù có chức năng so sánh độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện với giá trị cài đặt (thông thường 0.85-0.950) để tự động đóng cắt tụ bù cho đến khi đạt được trị số như yêu cầu và giữ hệ số công suất quanh giá trị cài đặt.

Tủ điện điều khiển chiếu sáng

Tủ điện điều khiển chiếu sáng dùng cho các hệ thống đèn chiếu sáng trong các khu vực công cộng như: đường phố, khu đô thị, vườn hoa, công viên, cầu… hay trong trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay, sân vận động,…

Tủ điện công nghiệp được sử dụng ở đâu

Hiện nay, tủ điện công nghiệp được ứng dụng ở rất nhiều vị trí và lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như: trạm phát điện, trạm phân phối, nhà máy công nghiệp, nhà máy lọc dầu, nhà máy luyện kim…Hầu như công việc nào cần đến năng lượng đện đều sẽ phải sử dụng đến tủ điện công nghiệp.

Trên thị trường hiện nay, có một số loại tủ điện công nghiệp đa năng có thể ứng dụng được ở rất nhiều vị trí khác nhau. Chúng có thể lắp đặt được cả trong nhà hay ngoài trời. 

Đối với thiết bị trong nhà sẽ có nhiều loại khác nhau như: loại có mui nhỏ giọt, loại dùng cho các vị trí nguy hiểm, loại có tính năng chống hồ quang…Đối với thiết bị đóng cắt dùng ngoài trời cũng có nhiều loại khác nhau. Nó bao gồm loại dùng cho từng vị trí đặc thù và loại có thể dùng cho mọi vị trí.

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất thì các thiết bị đóng cắt sẽ được thiết kế dựa trên một số tiêu chuẩn chất lượng quan trọng như: CSA, ANSI, IEC, EEMAC, NEMA.

Các nhà thiết kế mạch điện sẽ lựa chọn thiết bị điện và bộ khởi động dựa trên điện áp. Trong phạm bị điện 120 / 208V một pha hoặc ba pha đến 750V AC thì thiết bị đóng cắt l.v sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Đối với dải điện áp ở mức trung bình từ 2400 / 4160V đến 44KV sẽ sử dụng thiết bị khác có các tiêu chuẩn tương ứng. Hầu hết các thiết bị đóng cắt được dùng vỏ kim loại sẽ ứng dụng phổ biến trong điện áp trung thế. 

Thiết kế tủ điện công nghiệp

Nguyên Tùng đơn vị chuyên thiết kế, lắp đặt tủ điện công nghiệp theo yêu cầu của khách hàng, đáp ứng được các giải pháp mà các chủ đầu tư cần trong khâu triển khai hệ thống điện cho máy móc, nhà xưởng, nhà máy. Để yên tâm lựa chọn đơn vị tư vấn thi công lắp đặt tủ điện, chúng tôi sẽ đáp ứng những tiêu chí cơ bản sau cho khách hàng:

  • Có đội ngũ kỹ thuật trình độ cao tư vấn, thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, đội ngũ kỹ thuật thi công, lắp đặt tủ điện công nghiệp dày dặn kinh nghiệm.
  • Đội ngũ kinh doanh tận tình tiếp nhận giải đáp các thắc mắc, và luôn giữ liên lạc với khách hàng sau nghiệm thu.
  • Quý khách hàng sẽ được nhận gói thi công lắp đặt tủ điện giá tốt nhất do chúng tôi còn là đơn vị phân phối thiết bị điện công nghiệp uy tín trong nhiều năm.
  • Chúng tôi cam kết tất cả thiết bị điện lắp ráp vào tủ điện là hàng mới 100%, chính hãng.
  • Chế độ bảo hành, bảo trì cho quý khách hàng trong suốt quá trình sử dụng.
  • Đảm bảo tiến độ như thời gian đã cam kết với khách hàng. 
  • Sử dụng máy móc, thiết bị tốt nhất trong quá trình lắp đặt tủ điện.
thiết kế tủ điện công nghiệp

Quy trình thiết kế lắp đặt tủ điện

Khi nhận yêu cầu lắp đặt tủ điện công nghiệp, chúng tôi luôn thực hiện theo các bước cơ bản dưới đây. Điều này có thể giúp khách hàng yên tâm khi đặt niềm tin khi lựa chọn đơn vị thi công:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về loại tủ điện cần lắp đặt như
  • Bước 2: Báo giá gói thi công hay lắp đặt tủ điện với list thiết bị, nhân công cụ thể.
  • Bước 3: Thiết kế bản vẽ tủ điện cũng như lên danh sách các vật tư, linh kiện cần có để lắp đặt tủ.
  • Bước 4: Tiến hành gá các thiết bị đã chuẩn bị vào bên trong tủ điện theo đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn, ổn định.
  • Bước 5: Dán tên các loại thiết bị điện trong tủ để giúp việc kiểm tra, giám sát được thuận tiện hơn.
  • Bước 6: Tiến hành thực hiện việc đấu nối các mạch động lực trong tủ điện.
  • Bước 7: Thực hiện đấu nối các mạnh điều khiển ở trong tủ
  • Bước 8: Kiểm tra nguội các chi tiết trong tủ sau khi đã đấu nối và lắp ráp hoàn thiện.
  • Bước 9: Kiểm tra khả năng chạy đơn và liên động không tải của tủ điện sau khi lắp đặt.
  • Bước 10: Vệ sinh sạch sẽ tủ điện công nghiệp 3 pha
  • Bước 11: Bàn giao tủ cho khách hàng nghiệm thu.

DỊCH VỤ BẢO TRÌ ĐIỆN NƯỚC NT Automation

Địa chỉ: Tân Lập – Cam Thành Bắc – Cam Lâm – Khánh Hòa

Điện thoại: 0326662030 – 0393729654 

Email: Tungn6191@gmail.com  

Website: www.kythuatdiennuoc247.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.